Thế giới mobile
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xót thương 16.000 ngày đêm mong con

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Ngocminh_dtdd
.::Adminstrator::.
.::Adminstrator::.
Ngocminh_dtdd


Số bài gửi Số bài gửi : 2251
Được Cảm Ơn Được Cảm Ơn : 126
Gia Nhập Gia Nhập : 18/03/2010
Đến từ Đến từ : Nghê An

Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Empty
Bài gửiTiêu đề: Xót thương 16.000 ngày đêm mong con   Xót thương 16.000 ngày đêm mong con I_icon_minitime28/9/2010, 15:03

16.000 ngày đêm mong con
Bảy người con bị bom đạn chiến tranh cướp mất, trong đó có ba người là liệt sĩ. Ngày xưa từng đêm mẹ thắp đèn canh giặc cho con mình và đồng đội. Giờ mẹ thắp đèn từng đêm ngóng con dù con mẹ đã hóa thân vào Tổ quốc.
>> Vỡ òa nước mắt lễ truy điệu 93 hài cốt liệt sĩ

Trong số ít những liệt sĩ được nhận dạng có anh Huỳnh Trinh, con của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nhất, thôn 6, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Năm nay mẹ đã 91 tuổi.

Các con đừng giấu má…

“Má nhớ lắm, má cứ tưởng tượng mấy đứa con về thăm má rồi lại không thấy nữa…!” - người mẹ có chín đứa con thì bảy đứa bị bom đạn cướp mất tuổi thanh xuân. Hiện ba anh chị đã được nhà nước công nhận là liệt sĩ. Gánh nặng mất mát kéo dài trong ngần ấy năm đã đè lên đôi vai mẹ, hằn sâu trên những vết chân chim nơi khóe mắt.

Đêm ngày 1 rạng sáng 2/1/1968, khi cùng đồng đội đánh vào quận lỵ Nghĩa Hành, anh Huỳnh Trinh - con trai mẹ đã anh dũng hy sinh. Mùa xuân năm ấy, anh vừa mới bước sang tuổi 18, cái tuổi thanh xuân tràn đầy ước mơ.

“Thằng Trinh xuống đồng bằng lấy gạo mấy bữa nữa mới về…” - anh em ở xã giấu mẹ, anh cán bộ liên lạc trong đơn vị cũng giấu mẹ. Nhưng bằng linh cảm của người mẹ, bà đã cảm nhận một nỗi đau đang len vào trong lòng - nỗi đau mà không ai muốn trở thành sự thật. Bởi mẹ đã mất mấy người con, chẳng lẽ bom đạn lại tiếp tục cướp đi người con thân yêu của mẹ!
Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Liet-si-1
Mẹ hằng ngày bên di ảnh của các con.


“Tụi con nói thiệt cho má nghe đi, lỡ nó thương vong thì kể cho má biết chừng” - mẹ gặng hỏi nhưng chỉ nhận được những ánh mắt giấu vội. Một tuần sau ngày đánh vào trung tâm huyện lỵ Nghĩa Hành, đơn vị mới dám báo tin thiệt cho mẹ: “Anh Trinh hy sinh rồi. Mấy ảnh vô trỏng mà không lấy được xác. Ảnh giờ nằm lại với đồng đội”.

Nỗi đau xé lòng chưa nguôi thì hai đêm sau, anh em lại khiêng anh Huệ - con trai của mẹ về. Trên người anh chỉ độc chiếc quần đùi của đặc công, mảnh đạn và thương tích khắp người. Anh hy sinh khi đánh vào khu vực chợ Chùa của quận lỵ Nghĩa Hành. Đơn vị mang chôn cất vội, sau lại đào lên đưa về quê nhà, trong hốc vết thương và trên người anh còn vương đầy đất cát.

Anh Thuận, người con trai duy nhất còn sống, kể lại: Giữa đêm khuya, sờ vào người anh, má òa khóc. Đêm đó gia đình chôn anh trong vườn nhà. Cả ngày má lẳng lặng không nói gì, ánh mắt chết trân, bước chân của má liêu xiêu tựa như người chưa thoát khỏi cơn mơ.

“Nhà mẹ sáng đèn…!”

Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa nằm sát dòng sông Trà. Đôi bờ, lúa, mía quanh năm xanh mơn mởn - một vùng quê quá đỗi yên bình.

Ngày đó, chiến tranh đã khiến làng quê này tiêu điều, xơ xác. Vùng quê này trở thành bãi thải để máy bay trút chất độc da cam chết người. Những thùng phuy chứa chất độc da cam rải rác khắp xóm, bốc mùi nghẹt thở, cay xè mắt. Hơn 35 năm, vết thương giờ vẫn chưa lành - xã Nghĩa Lâm là địa phương đứng đầu về số lượng nạn nhân da cam/dioxin của Quảng Ngãi - trên 400 người. Con số này vẫn từng ngày tăng lên.

Những năm chiến tranh ác liệt, địch dồn dân vào ấp chiến lược. Nhưng hàng rào, bãi mìn đều không ngăn được mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân - căn nhà của mẹ Nhất trở thành cơ sở tin cậy để anh em trên cứ về nắm tình hình và tiếp tế lương thực đưa lên cho đằng mình.

Khi từ trên núi Hỏa Đài xuống, anh em nhìn vào ngôi nhà nằm sát hàng rào là có thể đoán được sự bố phòng của địch. Bao đêm trường, mẹ luôn thao thức cùng ngọn đèn bên khung cửa để làm tín hiệu báo với anh em bộ đội về tình hình trong ấp. “Nhà mẹ Nhất sáng đèn” - giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt, đối với các chiến sĩ cách mạng, hình bóng và việc làm của mẹ đã trở thành câu chuyện huyền thoại. Còn mẹ, khi gặp các chiến sĩ, bà thường ôm vai dặn dò, thương yêu các anh như chính những người con ruột thịt của mình.
Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Liet-si
Các con mẹ cùng đồng đội trở về với màu cờ đỏ.


Trong những ngày bom đạn, một đại tang giáng xuống lưng mẹ - đó là cả ba đứa con đều bị chết vì một quả pháo ác nghiệt. Lúc 8 giờ sáng 9/2/1964, khi địch đang lùa nhân dân về thôn 4, chị Huỳnh Thị Biện đưa hai em là Huỳnh Thị Mân, Huỳnh Mỹ đến hầm tránh pháo. Một tiếng nổ chát chúa. Mẹ hớt hải chạy về, bước chân ngã dúi khi hàng xóm báo tin ba người con của mẹ lãnh trọn quả pháo chết hết rồi.

Xương thịt của ba chị em trộn lẫn vào đất đá. Cả làng đến đưa tiễn những người con của mẹ về đất lạnh trong tiếng đạn pháo đùng đùng vọng về từ núi rừng.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, tất cả con trai của mẹ lớn lên đều nhất loạt cầm súng để trả thù cho quê hương và chị em. Anh Huỳnh Trinh, Huỳnh Huệ trở thành những chiến sĩ đặc công dũng cảm. Thỉnh thoảng, giữa đêm khuya, các anh lại ghé về thăm mẹ, trên người ướt đẫm sương đêm. “Ráng giải phóng rồi về luôn với má” - chị Ca, con gái mẹ, kể - “Lần nào gặp mấy ảnh, má cũng dặn dò là phải giải phóng quê nhà”.

Chiến tranh, mất mát nhưng lòng mẹ thật bao dung và vĩ đại khi chôn chặt nỗi đau trong lòng, tiễn các con ra trận. Mẹ đã trao cho các anh niềm tin mãnh liệt - chiến tranh nhất định rồi sẽ kết thúc.

Bảy người con chung một ngày giỗ

Đưa hài cốt của anh Trinh đã hy sinh trong trận đánh đêm ngày 1 rạng sáng 2/1/1968 về mai táng ở quê nhà, niềm vui xen lẫn nỗi đau trong lòng. Mẹ tự tay làm mâm cơm cúng, đặt lên bàn thờ đĩa tôm, đĩa cá - món ăn quen thuộc hồi các anh chị còn sống. Trên bàn thờ, những đốm nhang đỏ hoe như cặp mắt của mẹ thao thức nhớ con. Mẹ đưa bàn tay gầy guộc sờ soạng lên khuôn mặt các anh, mắt nhìn đăm đăm vào tấm di ảnh như cố tìm lại hình bóng của con. Nước mắt của mẹ giờ đã cạn khô, như con suối Lâm uốn khúc ở cạnh xóm, giữa dòng quặn lên những bãi bồi.

Bảy bát cơm, bảy đôi đũa, đọc tên cả bảy người con nhưng tất cả chỉ giỗ chung vào ngày 10 tháng Chạp - ngày mà cả dân tộc từng chờ mong đại thắng, ngày có nhiều chiến sĩ đã hy sinh. Còn ngày 19/7 thì mẹ làm cơm giỗ chồng. Ông đã bỏ mẹ ra đi khi mới 41 tuổi, để lại mẹ một mình trên nhân gian, sớm hôm tần tảo chạy giặc, nuôi con khôn lớn từng ngày.

“Nó mới về phát hàng rào, thấy nó má hỏi: “Ủa, con về hồi nào?”, nó hổng nói gì hết, sáng ra lại đi mất…” - mẹ ngồi bên hiên với những câu chuyện về các anh. “Đêm nào má cũng mơ thấy các con, nỗi đau của má rất lớn, lúc nào má cũng nói anh Sáu (Huệ), anh Tám (Trinh) mày còn sống thì má đã có cháu bồng” - anh Thuận, con trai mẹ, giọng trầm ngâm.

Hình ảnh trong giấc mơ dội ra từ ký ức và trái tim một đời thương nhớ con của mẹ. Thắp một nén hương trước vong linh của các anh chị. Nắm đôi tay mẹ run run gầy guộc, nhìn sâu trong đôi mắt mẹ đã cạn khô, lòng tôi không khỏi tràn dâng nỗi xúc động. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng vẫn còn đó những vết thương cắt lòng mà thời gian không thể xóa nhòa.

Những ngày đất nước còn bom đạn, hằng đêm mẹ thao thức chờ tin các anh, thắp đèn canh đợi những đứa con trên cứ về. Đất nước giải phóng, những đoàn quân rầm rập qua làng năm xưa đã không còn. Chỉ còn mình mẹ ngày ngày ngồi đó với dòng ký ức bất tử mang hình bóng “thằng Trinh, thằng Huệ, con Biện, con Lành...”.
43 năm, tức gần 16.000 ngày đêm mong con. Mẹ vẫn thao thức với nỗi thương nhớ các con dù biết rằng các anh đã hóa thân vào Tổ quốc.
Về Đầu Trang Go down
Ngocminh_dtdd
.::Adminstrator::.
.::Adminstrator::.
Ngocminh_dtdd


Số bài gửi Số bài gửi : 2251
Được Cảm Ơn Được Cảm Ơn : 126
Gia Nhập Gia Nhập : 18/03/2010
Đến từ Đến từ : Nghê An

Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xót thương 16.000 ngày đêm mong con   Xót thương 16.000 ngày đêm mong con I_icon_minitime28/9/2010, 15:05

Anh hùng bật khóc
Trong 37 năm mặc áo lính, ông đã tham gia cả nghìn trận đánh, từng hàng trăm lần vuốt mắt những đồng đội hy sinh nhưng chưa một lần ông rơi nước mắt. Thế mà bây giờ, đầu hai thứ tóc, ông lại òa khóc như một đứa trẻ...
>> Vỡ òa nước mắt lễ truy điệu 93 hài cốt liệt sĩ
Họ là những đồng đội của ông đã nằm đây 42 năm rồi - cũng là từng ấy năm, lòng ông chưa một ngày nguôi bão. Ông là Phạm Đình Nghiệp - 67 tuổi, quê Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi.Bây giờ ông Nghiệp cũng không nhớ nổi là mình đã bị thương tổng cộng bao nhiêu lần, chỉ biết rằng ông là người may mắn còn sống để đặt được bước chân của mình đến chặng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng với riêng ông, cuộc chiến ấy chưa bao giờ nguôi lặng cả. Ông luôn mang trong lòng mình vết thương rỉ máu. Đó là món nợ với những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh mà cho đến hôm nay vẫn chưa tìm được xác. Và ông đã đi tìm họ theo dọc dài những chặng hành quân suốt 21 năm qua, kể từ khi ông trút bỏ chiếc áo xanh trận mạc năm 1989. Quãng thời gian ông đi tìm họ cũng dài bằng cả một cuộc chiến tranh mà ông đã tham gia trước đó! Thế mới biết, cơn bão của đạn bom cùng những đau thương mà nó gây ra vẫn chưa bao giờ ngừng thổi trong lòng những người lính được “may mắn còn sống” như ông Nghiệp.“Những trận đánh ập về đầy trí nhớ”

Câu thơ này của một nhà thơ cùng thế hệ chống Mỹ đã vận vào ông Nghiệp suốt mấy chục năm qua. Là lính đặc công của Tỉnh đội Quảng Ngãi, có mặt ngay từ những ngày đầu thành lập, anh thanh niên Phạm Đình Nghiệp “nhập cuộc” khá nhanh.

Hầu như ông không bỏ sót một trận đánh nào của đơn vị, chỉ trừ một trận, sẽ được đề cập ở phần sau của phóng sự này.

Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Ongnghiep
Ông Nghiệp đã bật khóc khi phát hiện những mẩu xương đầu tiên.

Những trận “đánh giặc giả” của đám trẻ mục đồng nơi vùng quê bán sơn địa thuộc xã Phổ Cường huyện Đức Phổ cũng đã giúp khá nhiều cho những trận “đánh giặc thật” của Phạm Đình Nghiệp sau này.

Ông nhớ lại: “Năm 1962, tôi quyết định “nhảy núi” và nhập ngay vào đại đội đặc công. Đến năm 1965 thì cuộc chiến tranh đã lan rộng ra khắp địa bàn Quảng Ngãi. Hầu như ngày nào cũng đụng độ, hết lính ngụy đến lính Mỹ.

Trong số hàng trăm trận đánh ấy, có ba trận “để đời” mà không có một chương nào trong các sách quân sự “dạy” cho lính cả. Một ở Đức Hiệp, Mộ Đức; một ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh và một ở Bình Hiệp, Bình Sơn.

Không trận nào giống trận nào, nhưng cả ba trận đánh “để đời” ấy có chung một điểm: Đồng đội tôi hy sinh ít nhất, thậm chí như trận Bình Hiệp, không mất một giọt máu nào. Trong chiến tranh, cái giá phải trả cho mỗi thước chiến hào đều được đo bằng máu.

Vì vậy, niềm vui của người chỉ huy hay chiến sĩ qua mỗi trận đánh không hẳn là mình đã giành thắng lợi mà là có bao nhiêu người anh em đã phải ngã xuống? Nếu xương máu ít rơi bao nhiêu thì ý nghĩa của chiến thắng càng lớn bấy nhiêu”.

Chính quan điểm không “nướng” quân nhiều mà vẫn giành thắng lợi vang dội cùng với lối đánh thông minh, bất ngờ và táo bạo đã đưa Phạm Đình Nghiệp trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào tháng 9/1967. Ông đại diện cho lực lượng vũ trang của Quảng Ngãi đi dự Đại hội Anh hùng toàn miền Nam năm 1967 tại Tây Ninh. Đấy là lý do khiến ông vắng mặt trong trận đánh đã làm ông bật khóc vừa rồi.

Một đêm bi tráng

Đầu tháng 12/1967, sau khi tham dự Đại hội Anh hùng toàn miền Nam, ông Nghiệp trở về đơn vị cũ. Món quà quý giá nhất mà ông mang về từ đại hội chính là khẩu súng B40 mà bà Nguyễn Thị Định-Tư lệnh các Lực lượng vũ trang miền Nam tặng đơn vị ông. Dạo ấy (1967), lính đặc công của tỉnh mà có được khẩu B40 là quý lắm.

Đơn vị ông hầu như “đánh chay” bằng thủ pháo là chính. Vị nữ Tư lệnh đã thấu hiểu nỗi lòng của anh lính trẻ, bèn tặng ngay một khẩu B40. Ông Nghiệp giữ nó trên đường đi còn hơn giữ cả bản thân mình.

Trên đường về, ông mường tượng ra cảnh cả đại đội sẽ vui mừng khi nhìn thấy khẩu súng mà từ lâu họ hằng ao ước có được. Thế nhưng, vừa đặt chân về đến Quảng Ngãi thì cũng là lúc ông nhận hung tin: Cả Đại đội đặc công 506A của ông đã hy sinh gần hết sau trận đánh vô quận lỵ Nghĩa Hành!

Ông Nguyễn Dân, một đồng đội cũ của ông Nghiệp thuật lại trận đánh đau đớn ấy: Chuẩn bị cho tổng tấn công Mậu Thân - 1968, ngày 1/1/1968, đơn vị đặc công 506A nhận nhiệm vụ đánh vào quận lỵ Nghĩa Hành. Nếu chiếm được quận lỵ này, chúng tôi sẽ làm bàn đạp đánh về tỉnh lỵ Quảng Ngãi cách đó 10km.

Là đại đội đặc công chủ lực nên nhận nhiệm vụ đánh mũi chính. Kế hoạch là 4 giờ sáng sẽ nổ súng, nhưng mới 3 giờ, một chiến sĩ của ta đã vướng phải mìn. Kế hoạch bị lộ, địch đối phó nhanh, ta thì chưa triển khai được đội hình nên toàn bộ 100 chiến sĩ phơi mình trên đất trống.

Pháo bầy, pháo chụp từ khắp nơi trong tỉnh Quảng Ngãi “trút” về quận lỵ Nghĩa Hành. Pháo sáng của địch có thể soi thấy từng con kiến nên 100 chiến sĩ của ta từng gan dạ là thế, lúc này trở thành “mồi ngon” của địch. Hai giờ chiều hôm đó, chúng gom tất cả anh em lại và lùa xuống các đoạn mương của giao thông hào quanh quận lỵ và lấp lại”. Ông Nghiệp bùi ngùi, chỉ tay vào số hài cốt vừa mới bốc lên: “Tôi mà về kịp chuyến đó, chắc cũng nằm trong số anh em đây”.

Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Lietsy28910
Số hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy.

Anh hùng bật khóc

Là cán bộ đại đội, từng chỉ huy hàng trăm trận đánh nhưng rất ít tổn thất, giờ chứng kiến cả đại đội phải hy sinh như thế, ông Nghiệp rất tức. Đó là cái tức của một người chỉ huy bất lực trước một trận đánh mà mình không phải là người trong cuộc.

Ông trút giận xuống hàng trăm trận đánh khác cho đến hết cuộc chiến tranh, trở thành Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Đặc công Quân khu 5 rồi trung đoàn trưởng cho đến ngày về hưu. Thế nhưng, nỗi ám ảnh về cái đêm tang thương ấy vẫn theo đuổi ông không dứt.

“Tôi luôn day dứt về trận đánh quá nhiều mất mát ấy nên quyết tâm phải đưa anh em mình về nghĩa trang cho bằng được. Quận lỵ Nghĩa Hành ngày ấy trống hoang, giờ nhà cửa lấp đầy lên hết nên việc xác định nơi mà địch đã lùa xác anh em mình xuống đó là vô cùng khó.

Tôi quyết định tìm đến các nhà ngoại cảm ở Hà Nội. Cứ tưởng đơn giản, hóa ra phức tạp quá”. Ông Nghiệp chỉ nói một câu ngắn gọn, đúng chất lính đặc công nhưng tôi thì đọc trong hai từ “phức tạp” ấy là cả một quãng trần ai mà ông đã nếm trải để tìm cho ra địa điểm mà đồng đội ông đã bị chôn vùi suốt 42 năm qua.

Hai lần ông làm tờ trình xin tỉnh để hỗ trợ khai quật sau khi đã xác định được địa điểm nhưng cả hai tờ trình ấy đều không được phúc đáp. Cám cảnh trước nỗi day dứt của cha, đứa con trai đã biếu ông 5 triệu để ông thuê nhân công và tự đào!

Thuê được người đào rồi, lại chợt nghĩ nếu nhỡ gặp mìn sót lại thì nguy hiểm quá, lại đi thuê người rà mìn. Ngày 29/8/2010, ông bổ nhát cuốc đầu tiên trên một diện tích 36 mét vuông đã được xác định. Sau ba ngày đào đào bới bới, những đống đất đen lộ ra. Lại gặp nước ngầm, cần phải có máy bơm nước, nhưng ... hết tiền!

Bí quá, ông mang toàn bộ công văn giấy tờ xuống gặp trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình. Ông Bình được trung ương điều về mới đây nên không nắm rõ sự tình. Nghe ông Nghiệp quá tha thiết trước một việc nghĩa tình như thế, đích thân ông Bí thư chỉ đạo công cuộc tìm kiếm.

Việc khai quật được khởi động lại vào ngày 17/9. Bốn ngày sau, 21/9, những mẩu xương nằm lẫn với đồ quân trang của bộ đội đặc công đã được tìm thấy trong hố khai quật. Lần lượt 1 rồi 5, 7, đến ngày 24/9/2010 đã là 79 bộ hài cốt được lấy lên.

Khi những mẩu xương đầu tiên được đưa lên khỏi mặt đất, ông Nghiệp đã khóc òa như một đứa trẻ. Quốc kỳ đã phủ lên từng thi thể các anh. Ông Nghiệp đi dọc theo “hàng quân” như thuở nào và nhẩm tên từng chiến sĩ: Này là Chiến hay cười đỏ mặt mỗi khi bị trêu chọc; này là Tuệ có chiếc răng khểnh và hay e thẹn như con gái; đây là Hưng dễ mủi lòng nhưng đánh giặc thì rất cừ khôi...

Ông Nghiệp đã nói thầm những gì với họ, chỉ có ông mới biết, nhưng câu này thì chắc chắn là ông đã dốc cạn lòng mình: “Tôi đã không xấu hổ với các anh!”.

Tôi biết ông Nghiệp là đại biểu được ban tổ chức mời ra Hà Nội dự lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới, nhưng ông đã gác qua niềm vinh dự đó để ở lại với anh em. Nghĩa cử đó đủ để ông nhận thêm một lần anh hùng nữa trong lòng những người đã khuất.
Về Đầu Trang Go down
quanghien_atc
.::Member::.
.::Member::.
quanghien_atc


Số bài gửi Số bài gửi : 84
Được Cảm Ơn Được Cảm Ơn : 20
Gia Nhập Gia Nhập : 06/08/2010
Đến từ Đến từ : tân kỳ nghệ an

Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xót thương 16.000 ngày đêm mong con   Xót thương 16.000 ngày đêm mong con I_icon_minitime28/9/2010, 15:37

xin nhờ đền anh hùng liệt sỷ Xót thương 16.000 ngày đêm mong con 860880
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Xót thương 16.000 ngày đêm mong con Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xót thương 16.000 ngày đêm mong con   Xót thương 16.000 ngày đêm mong con I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Xót thương 16.000 ngày đêm mong con
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» câu chuyện nói về Khi yêu, coi chừng...vỡ mộng
» Sở hữu iPhone: Thuê bao bình dân vỡ mộng
» w580i mic nói nghe nho xíu ah, mong được giúp đở
» Sẽ xử tù tài xế xe bồn bóp còi quá to gây tai nạn thương tâm
» Xót thương cho em nhỏ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thế giới mobile  :: TIN TỨC, GIẢI TRÍ, THẢO LUẬN BÊN LỀ :: TIN TỨC XÃ HỘI, THỂ THAO-
Chuyển đến