Số bài gửi : 62 Được Cảm Ơn : 31 Gia Nhập : 21/05/2010 Đến từ : zopo
Tiêu đề: Kinh nghiệm : Nguyên tắc sữa chửa 8/6/2010, 17:42
1. Trước hết hãy hiểu rõ máy rồi mới bắt tay vào sữa
Khi nhận máy hư, để có nhiều thông tin của máy hư, bạn có thể hỏi kéo người dùng máy về tình trạng hư của máy, máy có dấu hiệu hư lúc nào? Tình trạng hư ra sao? Có dấu hiệu gì khác thường so với lúc bình thường? Bạn hãy quan sát kỹ thuật phần bên ngoài của máy, như chỗ ghép nối của vỏ máy, màn hình, các nút nhấn, chỗ gắn thẻ SIM, chỗ nối với pin... Xem máy có các vết trầy gây ra do việc tháo ráp máy không? Có dấu nứt trên vỏ máy không? Cho máy vận hành thử để xác định mức độ hư và hỏi thêm người dùng máy xem có qua tay ai sửa chưa? Sau khi tổng hợp các thông tin nhận được qua các câu "phỏng vấn" người dùng và qua việc quan sát tìm ra các vết hư trên máy. Lúc này bạn đã có thể đưa ra một hướng sửa máy nhanh nhất và tốt nhất
2. Trước hết ta hãy làm sạch máy sau mới bắt tay vào sửa
Rất nhiều máy ĐTDĐ bị hư, nguyên do là máy bị ẩm, bị vô nước, hay nhiều chỗ trong máy bị bụi, trên bo mạch bị các vết sét, khiến cho tiếp xúc điểm xấu. Các hư hỏng này làm cho máy có biểu hiện hư hỏng rất phức tạp, máy lúc tốt lúc hư, lúc sóng mạnh lúc sóng yếu. Vậy bạn hãy sửa máy theo phương châm "1 rửa, 2 gia cố các điểm hàn và 3 thay thử các linh kiện". Trong rất nhiều trường hợp chỉ qua khâu rửa máy với máng siêu âm, làm tốt các tiếp xúc điểm là máy đã trở lại hoạt động ổn định, bình thường.
3. Đi từ ngoài máy vào trong máy
Với các máy hư,bạn hãy bắt đầu sửa máy đi từ bên ngoài rồi mới vào đến bên trong. Trước hết bạn hãy quan sát xem các phần của Menu có bị xáo trộng gì chưa? Pin có trong trạng thái làm việc đúng không? Việc kết nối với màn hình có gì tốt không? Các chân kết nối với thẻ SIM, bàn phím, kết nối Anten... xem có vấn đề gì không? Trường hợp cac bộ phận này đều bình thường, lúc đó hãy quan sát thật kỹ các hư hỏng có trên bo mạch in, thiếu linh kiện, bị sỉ sét ở các chỗ đồng...Sau khi thu thập đủ các thông tin có liện quan đến máy hư, lúc này bạn sẽ đưa ra được phương cách sửa máy hiệu quả. Tránh không "hấp tấp" làm "lung tung" có thể khiến cho máy sẽ bị nặng hơn.
4. Trước hết hãy gia cố các điểm hàn sau mới đo kiểm tra
ĐTDĐ là một thiết bị có cấu trúc nhỏ, tinh vi, các mối hàn rất nhỏ nằm rất gần nhau nên thường bị hư do hử cac điểm hàn hay chạm các điểm hàn, đây là pan rất thường gặp của nhiều máy ĐTDĐ. Do vậy, trước hết bạn dùng cây khò phun gió nóng để cho gia cố lại các điểm hàn trên bo mạch in, tháo chì dính ở các điểm hàn lân cận. Việc gia cố bằng cây phun gió nóng phải tập luyện cho quen tay, tránh việc thổi quá nóng để gia cố các điểm hàn lại vô tình làm cho nhiều điểm hàn hở mạch hơn, hay dùng gió quá mạnh thổi bay các linh kiện nhỏ khác,hay làm dính chì các điểm hàn nằm gần nhau, "lúc đó càng thêm phiền!". Bạn thấy cây khò phun gió nóng là một công cụ không thể thiếu của thợ sửa chữa ĐTDĐ, nhưng chỉ có một cây khò thôi thì không thể "náo thiên hạ" được.
5. Trước kiểm tra nguội (máy không cấp nguồn) sau mới kiểm tra nóng (máy đã mở điện)
Khi sửa chữa các máy ĐTDĐ, trước hết bạn không cấp điện cho máy và hãy dùng Ohm kế (loại kim và loại hiển thị số) để đo kiểm tra các bộ phận trên máy. Như đo ohm các điện trở với Ohm kế hiện số, đo các Diode, Transistor, cuộn cảm... với Ohm kế kim. Nếu bạn hiểu mạch máy càng rõ thì việc đo ohm tìm pan rất hiệu quả. Bạn có thể nhanh chóng tìm ra linh kiện hư, đường mạc bị đứt, chỗ nối bị chạm... Sau khi kiểm tra máy baừng phép đo ohm, không tìm thấy chỗ hư. Lúc này bạn có thể cấp điện cho máy "phép đo nóng" để kiểm tra chỗ hỏng,khi cấp điện cho máy, bạn hãy chú ý dòng điện chảy vào máy, chú ý xem có bộ phận nào trên mạch bị quá nóng không? Khi cấp điện cho máy, dòng điện quá lớn và nguồn áp quá cao có thể làm máy hư nặng hơn.
6. Trước kiểm tra nguồn nuôi sau mới đến tín hiệu
Nguồn nuôi (khối CCONT) là mạc điện chính có vai trò quan trọng trong máy, rất nhiều máy phần hư là nằm ngay trong mạc cấp nguồn, do vậy khi tìm chỗ hỏng, trước hết bạn nên bắt đầu kiểm tra từ mạc cấp nguồn trước. Rất nhiều máy không kết nối được với mạng, không chịu nhận thẻ SIM, màn hình không hiển thị... các hư hỏng này cũng gây ra do hư hỏng ở vùng nguồn nuôi, bạn cũng nhớ nguồn nuôi trong các máy ĐTDĐ có nhiều đường nguồn cấp áp DC và cũng có nhiều đường nguồn cấp áp dạng xung. Chỉ sau khi không tìm thấy hư hỏng ở mạch cấp nguồn điện (khối CCONT), lúc đó bạn hãy dò tìm các hư hỏng với các phép kiểm tra tín hiệu trong các khối khác.
7.Đi từ đơn giản đến phức tạp
Qua kinh nghiệm thực tế chúng ta thấy đa số các máy ĐTDĐ thường có các hư hỏng ở phần đơn giản, các hư hỏng phức tạp ít gặp hơn. Do vậy khi nhận sửa các máy hư, bạn hãy bắt đầu từ các suy nghĩ đơn giản rồi hãy đến phức tạp. Thí dụ với các máy không kết nối được với mạng, lúc đó bạn hãy bắt đầu từ sự kết nối của Anten, rồi qua đến các bộ lọc dãi thông, kiểm tra các điểm hở mạch trong khối HAGAR rồi đến tầng khuếch đại công suất RF... đi dần từ đơn giản đến mức phức tạp cao hơn. Không nên ngay lúc đầu đã suy nghĩ ngay đến các bộ phận phức tạp rồi bắt tay vào kiểm tra, khởi phát như vậy sẽ gặp nhiều bất lợi, khiến cho công việc kiểm tra tốn sưức hơn. Bạn hãy nhớ kiểm tra ở các bộ phận đơn giản trước và đi dần đến các bộ phận có mức độ phức tạp cao hơn.
8. Đi từ tầng cuối đến tầng đầu
Khi tìm hư hỏng trong các máy ĐTDĐ (cũng như các thiết bị điện tử khác), hướng tìm pan là đi từ tần cuối đến tầng đầu. Thí dụ khi máy bị mất tín hiệu ở ống nghe, bạn sẽ bắt đầu kiểm tra từ ống nghe, rồi đến khối COBBA, ra tín hiệu I/Q vào khối HAGAR dần đến các bộ lọc, khuếch đại LNA... dần đến Anten. Phải xuất phát ngay điểm phát hiện ra pan rồi hướng dần đến tầng cuối.Hướng đi này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra chỗ hư hơn là không định được hướng tìm, hay bị lạc đường