Nhật lần đầu tiên tiết lộ "phòng xử tử"
(Dân trí) - Nhật Bản hôm nay đã lần đầu tiên cho
báo chí tiếp cận với “phòng xử tử”, nơi tù nhân bị treo cổ, ở một nhà
tù tại Tokyo, hé lộ đôi chút về căn phòng phủ nhiều bí mật này.
"Phòng xử tử" (bên trên) tại Trại giam Tokyo.
Đài truyền hình Nhật đã phát đoạn ghi hình cho thấy căn phòng nơi các phạm nhân bị tuyên tử hình bị treo cổ.
Giới
phân tích cho rằng động thái này có thể sẽ khuấy động một cuộc tranh
luận trong công chúng về việc áp dụng hình phạt tử hình tại Nhật, vốn bị
nhiều nhóm nhân quyền chỉ trích.
Nhật nằm trong số vài nước phát triển vẫn còn duy trì hình phạt tử hình. (Phòng xử tử nằm ở bên phải) Bộ
trưởng Tư pháp Nhật phản đối án tử hình, song các cuộc điều tra chính
thức cho thấy công chúng Nhật vẫn ủng hộ mạnh mẽ biện pháp trừng phạt
này.
Bên trong "Phòng xử tử".
Các vòng sắt dùng để buộc dây treo cổ. “Việc tiết lộ này sẽ cung cấp thêm thông tin cho cuộc tranh luận về án tử hình ở Nhật”, Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba cho biết. Bà Keiko Chiba được bổ nhiệm từ tháng 9 năm ngoái sau khi đảng Dân chủ lên cầm quyền.
Ròng rọc trên trần nhà để luồn dây treo cổ qua. Đại diện các hãng báo chí trong nước Nhật đã có cuộc viếng thăm kéo dài 30 phút căn “phòng xử tử” tại Trại giam Tokyo, thủ đô Tokyo.
Trong “phòng xử tử”, trên sàn nhà có một ô sơn đỏ để phạm nhân đứng
cùng với chiếc thòng lọng ở cổ. Sau đó, chiếc cửa dưới chân họ sẽ mở ra.
Cửa "bẫy" với ô đỏ, nơi phạm nhân đứng. Bênh
cạnh “phòng xử tử” còn có phòng đợi với bàn thờ đức Phật. Đây là nơi
các phạm nhân sẽ gặp một vị đại diện tôn giáo trước khi bị đem đi xử tử.
Phòng "họp" nơi có bàn thờ và là nơi để phạm nhân gặp gỡ một vị đại diện tôn giáo trước khi bị xử tử. Ngoài
ra, còn có căn phòng có 3 nút nhấn để mở cánh cửa dưới chân phạm nhân
bị xử tử. 3 nhân viên nhà tù được cử làm nhiệm vụ này, mỗi người ấn một
nút.
Phòng với 3 chiếc nút để nhấn cửa "bẫy" bên dưới chân phạm nhân mở ra. Hồi
tháng 7 vừa qua, Nhật đã xử tử 2 phạm nhân và là những vụ xử tử đầu
tiên kể từ khi chính phủ mới lên nắm quyền vào năm ngoái.
Hiện tổng cộng Nhật có 107 phạm nhân bị kết án xử tử.